CEO ra đi, thách thức hay cơ hội?

Ba công ty huyền thoại sau không chỉ tồn tại sau cái chết của người sáng lập và các giám đốc điều hành mà còn phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng của các bậc tiền bối, thậm chí, còn đạt lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước kia.
Steve Jobs ra đi, hãng máy tính khổng lồ Apple sẽ không còn trông cậy được vào kiến thức kinh doanh và tài năng sáng tạo kiệt xuất của ông nữa. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Apple sẽ sụp đổ. Trên thế giới, đã có rất nhiều công ty vốn đã thành công nhưng còn vẫn thành công rực rỡ hơn rất nhiều sau khi người sáng lập và giám đốc điều hành của chúng qua đời.

Với cái chết bất ngờ của Steve Jobs, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành hãng máy tính Apple, các nhà đầu tư giờ đang băn khoăn rằng liệu công ty có giá trị nhất thế giới này (theo định giá thị trường) có thể duy trì vai trò tiên phong của mình trong ngành công nghiệp đầy tính cạnh tranh hay không? 

Jobs không chỉ là một giám đốc điều hành cực kỳ lỗi lạc, một nhà chiến lược tài ba mà còn là một nhà phát minh đẳng cấp thế giới với hàng trăm bằng sáng chế ghi tên ông. Những phát minh của ông – từ chiếc máy tính Apple, máy tính Mac hay chiếc iPad … đều góp phần giúp hãng Apple thu về khoản lợi nhuận khổng lồ và có được danh tiếng trên toàn thế giới về những sản phẩm vừa mang tính công nghệ cao vừa mang tính nghệ thuật.

Steve Jobs ra đi, Apple sẽ không còn trông cậy được vào kiến thức kinh doanh và tài năng sáng tạo kiệt xuất của ông nữa. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Apple sẽ sụp đổ. Trên thế giới, đã có rất nhiều công ty vốn đã thành công nhưng còn thành công rực rỡ hơn rất nhiều sau khi người sáng lập và giám đốc điều hành của chúng qua đời. Chúng ta có thể điểm qua một số trường hợp điển hình như công ty Walt Disney, Walmart, NBC, Time-Life và Ford Motors.

Đây là ba công ty huyền thoại không chỉ tồn tại sau cái chết của người sáng lập và các giám đốc điều hành mà còn phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng của các bậc tiền bối, thậm chí, còn đạt lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước kia.

Công ty Walt Disney

Walt Disney - một nghệ sỹ vẽ tranh biếm họa trẻ tuổi, một thiên tài sáng tạo đã thành lập công ty riêng của mình vào năm 1923. Công ty này vốn là một nhà sản xuất các bộ phim hoạt hình ngắn với hai màu cơ bản: trắng và đen. Nội dung của các bộ phim xoay quanh cuộc sống của một loài động vật gặm nhấm với những đặc tính của con người - được gọi là chuột Mickey. 

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Walt Disney

Kể từ sau khi hình tượng chú chuột Mickey xuất hiện, công ty đã nhanh chóng thu được lợi nhuận và mở rộng sang các lĩnh vực mới như sản xuất các bộ phim hoạt hình nhiều tập khác, bán lại hình tượng các nhân vật hoạt hình và cuối cùng là những bộ phim truyền hình, phim tài liệu và các công viên chủ đề – bao gồm Disneyland và Disney World.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Tại thời điểm ông qua đời vào năm 1966, Công ty Walt Disney đang phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, công ty vẫn không ngừng phát triển, mở rộng sang các lĩnh vực mới và thậm chí, còn thịnh vượng hơn so với trước đây. Chiến lược của công ty vẫn là xây dựng "công ty giải trí gia đình quốc tế", và "doanh nghiệp truyền thông".

Ngày nay, hoạt động của công ty, của các công ty con và các chi nhánh được phân chia thành bốn mảng kinh doanh: Mạng lưới truyền thông, công viên và khu nghỉ mát, xưởng phim giải trí và các sản phẩm tiêu dùng. Ở cả bốn lĩnh vực này, Disney đều có các doanh nghiệp cực kỳ thành công, chẳng hạn như Xưởng phim Hoạt họa Pixar, hãng phim Touchstone Pictures và Hollywood Pictures, hãng thu âm Walt Disney, nhà xuất bản truyện tranh Marvel, Kênh truyền hình Disney …

Time, Inc.

Khi Henry R. Luce, người đồng sáng lập của tạp chí Time với Briton Hadden, qua đời vào năm 1967, đế chế truyền thông của ông đã phát triển mạnh trong nhiều năm. Trong số các ấn phẩm thành công của Time, Inc., có tạp chí Life, tạp chí Fortune và tạp chí Sports Illustrated.

Luce sinh năm 1898 ở Trung Quốc, là con trai của một nhà truyền giáo thuộc giáo hội Trưởng lão. Thời trẻ, Luce đã đồng sáng lập ra tạp chí Time vào năm 1923 chỉ bằng một ít tiền và gần hai năm kinh nghiệm như một nhà báo. Tuy nhiên, các tạp chí Time và tạp chí Life của Luce đã nhanh chóng trở thành tạp chí xuất bản định kỳ hàng tuần phổ biến nhất trong suốt những năm 1940 đến những năm 1960.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Những năm sau cái chết của Luce, một giám đốc điều hành khác đã quản lý công ty với sứ mệnh tiếp tục phát triển các cuốn tạp chí của công ty. Time, Inc., cũng đã mua lại các tài sản trong các lĩnh vực khác, bao gồm kênh truyền hình HBO (Home Box Office) của Mỹ, và cổ phần trong tập đoàn Turner Broadcasting System. 

Năm 1990, Time, Inc. đã mua lại và sát nhập với tập đoàn Warner Communications Inc, cột mốc khiến Time trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện với các lĩnh vực trọng tâm là phim ảnh, phát thanh truyền hình và in ấn. Trong năm 2000, America Online (AOL - công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ) mua  lại Time Warner. Mặc dù vấp phải không ít những trở ngại và sự thay đổi quản lý trong những năm qua, Time Inc vẫn thịnh vượng và là một trong 20 công ty truyền thông trực tuyến lớn nhất.

Walmart

Năm 1992, Sam Walton qua đời ở tuổi 74. Vào lúc này, công ty do ông thành lập vào năm 1962 – công ty Walmart, đang gặt hái những thành công lớn. Một chiến lược đơn giản là đằng sau sự tăng trưởng của Walmart: mức giá thấp và hoạt động tiếp thị mạnh mẽ. Công ty bắt đầu liên tục mở các cửa hàng mới trên toàn quốc, khai trương một bộ phận dược phẩm, một trung tâm dịch vụ tự động và Câu lạc bộ Sam’s đầy lợi nhuận. Người tiếp quản Walmart là S. Robson Walton, con trai cả của người sáng lập.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Kể từ năm 1992, Walmart đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, công ty đã xác lập vị trí của mình bằng chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average - DJIA) – tức Walmart đã trở thành một trong những công ty có giá cổ phiếu trung bình phản ánh sự phồn thịnh của nền kinh tế Mỹ. 

Các cửa hàng  của Walmart đã được mua lại ở thị trường nước ngoài, các phương tiện tiếp thị mới đã được giới thiệu, bao gồm cửa hàng quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên các kênh truyền hình và các siêu cửa hàng Walmart cũng dần xuất hiện (những cửa hàng tạp hóa với các mặt hàng đa dạng, cung cấp hàng hoá thông thường và các dịch vụ của các nhà bán lẻ lớn nhất thế giới).

Lời kết

Cái chết của một người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty thành công này có thể khiến công ty mất phương hướng và đi tới bờ vực phá sản. Sau cái chết của William Randolph Hearst, nhiều tờ báo cũng như nhiều đế chế phương tiện truyền thông khác đã loan tin rằng thị trường tiêu thụ truyền hình và tạp chí sẽ bị thu hẹp đáng kể. Chuỗi cửa hàng toàn quốc - Montgomery Ward, cuối cùng cũng sụp đổ sau cái chết của người sáng lập và Giám đốc điều hành. 

Thực trạng tương tự cũng xảy ra với nhiều công ty lớn khác. Một số doanh nghiệp thất bại do trình độ quản lý non kém hay hoặc sai lầm của chính người quản lý mới, một số khác thất bại do điều kiện thị trường, thay đổi nhân khẩu học và sở thích của người tiêu dùng hoặc sự xuất hiện của công nghệ mới.

Rất nhiều công ty lớn gặt hái nhiều thành công hơn nữa sau cái chết của “ông tổ” của chúng, mặc dù, hầu hết các trường hợp là không phải ngay lập tức. Các xu hướng rõ ràng ở đây (có một số trường hợp ngoại lệ) là thường sau cái chết của một của người sáng lập, một công ty có thể vướng mắc những khó khăn, nhưng cuối cùng trở nên có lợi hơn nhờ vào việc đa dạng hoá vào các lĩnh vực mới, mua lại các công ty mới, hay thậm chí là được các công ty khác mua lại.

Mặc dù hiện tai, Apple là gã khổng lồ, và vẫn được hưởng lợi từ những thành tựu được tạo ra bởi người sáng lập đã quá cố, chúng ta vẫn không thể chắc chắn rằng trong tương lai, công ty này sẽ vẫn thành công. Có rất nhiều biến số quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp: các quyết định quản lý, điều kiện thị trường, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng và nền kinh tế. Chỉ có thời gian là có thể chứng minh Apple sẽ có thể tồn tại hay phát triển rực rỡ.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét